Mắc Kẹt Trong Lối Mòn Cuộc Sống Nhàm Chán (Làm Sao Để Thoát Khỏi Nó)

DSCF5909.jpg
Phuong Vo
Đăng ngày 13 tháng 2, 2024

Bạn không còn cảm thấy niềm vui trong cuộc sống nữa. Bạn thấy lạc lõng, nhưng lại không nhận thức được những cảm xúc đó đến từ đâu. Hãy bắt đầu với hành trình khám phá điều đó.

Câu Chuyện
Xã hội như một hệ thống tự hành
Làm sao để thoát khỏi lối mòn nhàm chán
Mục đích của cuộc đời
Dấu hiệu nhận biết mục đích cuộc đời
Thiết lập hệ thống nhiệm vụ
Giá trị trụ cột của cuộc sống

Câu Chuyện

Đồng hồ báo thức đã reo, bây giờ là 6h30 sáng, Linh thức dậy vệ sinh cá nhân, đi ăn sáng và chuẩn bị đi làm.

Công việc chính của Linh là nhập liệu, báo cáo và theo dõi các hợp đồng cho một công ty bất động sản.

Công việc của Linh lặp đi lặp lại hàng ngày:

  • 9h sáng tới công ty, ngồi trước máy tính, nhập liệu, kiểm tra số liệu và soạn thảo báo cáo. Mọi thứ đều diễn ra theo một quy trình đã được định sẵn.
  • Sau bữa trưa, Linh làm tới chiều thì báo cáo.
  • 5h chiều hết giờ làm việc, Linh được về.

Buổi tối về nhà nấu ăn, dùng bữa, sau đó Linh sẽ xem một bộ phim trên Netflix và vài video YouTube các chương trình hài yêu thích của mình.

Linh năm nay 24 tuổi, và nếu không có gì thay đổi bạn hãy đọc lại từ đầu để trải nghiệm cuộc đời của Linh vào ngày mai.

Tháng 6 năm 2023 công ty của Linh cắt giảm lượng lớn nhân sự, may mắn Linh vẫn được giữ lại.

Tháng 9 năm 2023 công ty của Linh ra thông báo ngừng hoạt động từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 11 năm 2025.

Khi Linh nhận được thông báo này, cô vô cùng bất ngờ và lo lắng. Cô không biết phải làm gì để tìm kiếm một công việc mới.

Linh đã từng nghĩ đến việc thay đổi công việc, nhưng cô lại sợ rủi ro. Cô đã quen với công việc hiện tại và không muốn phải bắt đầu lại từ đầu.

Làm sao để thoát khỏi lối mòn nhàm chán

Câu chuyện về các bộ phim chuyển sinh (Anime).

Hãy tập trung và tạm ghi nhớ vào cốt truyện thường thấy dưới đây.

“Các nhân vật chính là những người bình thường, được triệu hồi từ một thế giới chuyển sinh nào đó.

Nhân vật được hệ thống của thế giới chuyển sinh đó, thiết lập sẵn những bước cần làm, những nhiệm vụ cần thực hiện, nhân vật làm tốt được thưởng, làm sai bị phạt.

Nhân vật liên tục trải qua những nhiệm vụ thú vị mới mẻ, đạt được vật phẩm và tăng cấp ấn tượng.

Mọi thứ cứ lặp lại một cách điên cuồng khiến nhân vật gần như kiệt sức, thậm chí cái chết cận kề, và rồi thấy được lẽ sống của cuộc đời, lại bùng phát sức mạnh như chưa từng.

Giai đoạn nhân vật “phát triển vượt bật” khi đã tìm thấy lẽ sống và không ngừng tiến về phía trước cho tới khi hoàn thành tất cả nhiệm vụ của hệ thống, đạt được thành quả mà hệ thống đã sắp đặt từ trước.”

Sẽ không một phép ẩn dụ nào đối với những bạn đã đọc bài viết này đến đây. Đúng, thứ mình muốn đề cập chính là: Lẽ sống - mục đích của cuộc đời và hệ thống thiết lập nhiệm vụ.

Đây không phải là một việc đơn giản mà bạn có thể từ một bài viết mà có thể thay đổi. Những thứ như lẽ sống là một hành trình, là lối sống, là tập hợp hành vi phù hợp để tiến tới mục tiêu của bạn và nó vốn là công việc của cuộc đời bạn.

Vậy nên đừng mất kiên nhẫn mà hãy ghi chú lại thứ phù hợp với bạn trong bài viết này.

Mục đích của cuộc đời

Xã hội tự hành vì vậy giới hạn của nó đặt ra sẽ ở mức trung bình, sao cho mọi cá thể trong xã hội đều có thể vượt qua, ổn định, thực thi hành động để nuôi dưỡng xã hội.

Một góc nhìn tích cực khi bạn cảm thấy chán nản, đồng nghĩa bạn cũng đã vượt qua mức trung bình mà xã hội đặt ra và sự kỳ vọng của bạn về bản thân cao hơn mức hiện tại. Vấn đề của bạn là bạn không thật sự nhận thức được điều này.

Bạn lạc lối vì không có mục đích sống, để rồi quay về với lối sống cũ chỉ vì bản năng sinh tồn.

Chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu nếu không biết đích đến. Nếu chúng ta còn chưa ý thức được lối đi của riêng mình thì xã hội sẽ dẫn dắt chúng ta.

Nói một cách định lượng, chúng ta có 8 tiếng/ngày để giải quyết vấn đề của người khác, nhưng lại không có được 2 tiếng/ngày để tìm kiếm con đường cho riêng mình, và điều này làm mọi thứ trở nên nhàm chán.

Sẽ không có một mục đích cuộc đời cụ thể nào, cũng không ai có thể trao cho ai một mục đích cuộc đời được cả, mọi thứ là một hành trình mà sự phù hợp với chính người thực hiện.

Dấu hiệu nhận biết mục đích cuộc đời

Như bất kỳ điều gì tồn tại, mục đích cuộc đời cũng sẽ phát ra một tần số, hãy điều chỉnh sự chú ý hàng ngày của bạn vào mọi thứ xung quanh để trả lời các câu hỏi sau:

  1. Những điều gì bạn thật sự muốn giúp đỡ mọi người xung quanh?
  2. Những giá trị nào khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và viên mãn?
  3. Những công việc mà bạn thật sự hứng thú và bị ám ảnh bởi nó?

Mình hay tự hỏi vì sao mọi người cứ làm những việc họ ghét? Thay vì có thể cố gắng dành thêm thời gian để tìm hiểu chính mình.

Bạn cũng có thể nói: “Phương ơi, tui vẫn còn nhiều thứ hơn phải lo, cơm áo gạo tiền các kiểu, bla bla”.

Thật ra mọi sự việc diễn ra trên đời, đều tồn tại lý do cho nó diễn ra.

Đúng những điều bạn nói không sai, nhưng bạn đang vừa khước từ cơ hội để giúp bản thân có nhiều góc nhìn mới hơn, cơ hội để bạn có thể tìm hiểu thêm về những giá trị hiện tại của bạn và tìm kiếm cánh cửa mới cho cuộc đời bạn.

Đến đây thì bạn có thể ngưng đọc bài viết này và thử đặt bút xuống để trả lời các câu hỏi trên một cách nghiêm túc, bởi vì kết quả của sự giao nhau của 3 câu hỏi trên - chính là mục đích, là hành trình để bạn trở nên “phát triển vượt bật”.

Thiết lập hệ thống nhiệm vụ

Một cách ngắn gọn là cuộc đời của bạn chính là những gì mà bạn chọn tại những “thời điểm quyết định” diễn ra trong ngày.

Hãy dùng tâm trí của bạn để hướng sự chú ý của bản thân vào các thời điểm quyết định này.

Bạn sẽ chọn cầm điện thoại lướt tiktok hay làm việc tập trung.
Bạn sẽ chọn một ly trà sữa hay một ly cam ép.
Bạn sẽ chọn xem YouTube hay đọc thêm 10 trang sách.

Mọi sự lựa chọn của bạn sẽ không có đúng và sai.

Tại mỗi thời điểm dù là bạn đưa ra những quyết định không hoàn hảo thì nó cũng đều thỏa mãn một mục đích nào đó của riêng bạn.

Bạn chọn sự thoải mái tức thời hoặc là bảo vệ tương lai của chính mình.

Và tập hợp toàn bộ hành vi có ý thức (hành vi chủ động) sẽ dẫn bạn đến với một ngày năng suất, ngược lại với tập hợp hành vi vô thức sẽ làm bạn có một ngày kém hiệu quả.

Mỗi sự thay đổi nhỏ nhặt này đều mang đến giá trị lớn cho chất lượng cuộc sống của bạn.

Tóm lại bản chất “hệ thống nhiệm vụ” là tập hợp các hành vi chủ động tại nhiều thời điểm trong ngày.

Không có nhiệm vụ thì không có các hành vi chủ động.
Không có hành vi chủ động thì không tiến tới mục đích cuộc đời.
Không tiến tới mục đích cuộc đời thì mọi thứ đều vô nghĩa - bạn sẽ thất bại trong trò chơi của cuộc đời mình.

Điều bạn cần làm là phải tiếp tục đặt bút xuống để lên danh sách nhiệm vụ của chính bạn hướng đến mục đích sống.

Dựa vào nhiệm vụ bạn sẽ dễ dàng ra quyết định hành vi nào là phù hợp. Và hành vi đó quay trở lại hoàn thành nhiệm vụ.

Có hệ thống nhiệm vụ, đời bạn sẽ ý nghĩa hơn và muốn trở nên tốt hơn thì bạn phải có mục đích sống.

Giá trị trụ cột của cuộc sống

“Nhưng Phương ơi, cái hệ thống ông nói nó dựa trên mục đích cuộc đời, nghe nó to lớn quá, mà tui còn chưa tìm được mục đích cuộc đời, nói gì tới hành vi.”

Đúng vậy, mục đích cuộc đời nó phụ thuộc vào nhân sinh quan, hoàn cảnh sống, niềm tin của mỗi người. Để tìm thấy mục đích cuộc đời sẽ không phải là chuyện sau một đêm.

Mà hệ thống hành vi thì phải luôn được quan sát, cải thiện bám vào mục đích sống để tiến tới nó.

Không có mục đích sống, thì tự thân hành vi nó không còn ý nghĩa tồn tại.

Hành vi không có mục đích thì mọi thứ chấm hết.

Vậy điều cần làm ở đây là hãy tìm cho nó lý do để tồn tại.

Nói một cách khác, bạn đang có một mục đích sống là đi tìm mục đích sống, vậy hãy xây dựng hệ thống nhiệm vụ để tiến tới điều đó.

Đến đây bạn hãy nhớ rằng bạn không thể dễ dàng tìm ra được mục đích sống của mình ngay lập tức được.

Nhưng sẽ không có một mục đích hay hệ thống hành vì nào thoát khỏi 3 trụ cột trong cuộc sống là: sức khỏe, công việc và các mối quan hệ của chính chúng ta cả.

Bạn có điều gì quan trọng hơn thế không?

Khi bạn xây dựng một hệ thống hành vi của mình dựa trên 3 trụ cột đó, bạn sẽ mở rộng trải nghiệm của bạn.

Vòng tròn trải nghiệm của bạn lớn hơn, bạn sẽ có nhiều góc nhìn mới hơn.
Bạn có nhiều góc nhìn mới hơn, bạn sẽ dễ dàng thấu hiểu bản thân mình hơn.
Bạn có nhiều thông tin về bản thân mình, thì bạn càng dễ tìm mục đích sống phù hợp với bạn hơn.

Sẽ thật là vội vàng nếu như bản thân mình chưa đủ trải nghiệm mà lại xác định mục đích cuộc đời là quá vội vàng.

Nếu bạn hỏi một đứa trẻ 3 tuổi, mục đích cuộc đời con là gì? Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu câu trả lời bạn nhận được là: “con muốn làm siêu nhân”.

Cũng như câu chuyện anime ở trên, trước khi chưa có lẽ sống, nhân vật chính cũng đã phải trải qua giai đoạn phải thực hiện nhiệm vụ mà hệ thống đã sắp đặt.

Hệ thống nhiệm vụ trong câu chuyện đó là ẩn dụ của 3 trụ cột cuộc sống mà bạn cần phải neo theo để phát triển.

Sẽ không bao giờ tồn tại một mục đích sống mà ở đó

  • Cơ thể bạn bệnh hoạn/tâm trí yếu kém.
  • Công việc nhàm chán, nghèo nàn.
  • Hay các mối quan hệ kém chất lượng.

Hãy vận dụng sự chú ý của bản thân vào những điều chất lượng trong cuộc sống:

  • Điều tạo ra cho bạn nhiều hiệu suất hơn.
  • Điều khiến sức khỏe bạn tốt hơn.
  • Điều xây dựng được các mối quan hệ sâu sắc và bền vững hơn.

Và khi bạn đã đưa mọi thứ vào một hệ thống và vận hành, nó sẽ mang lại cho bạn những thú vui thú vị, những giá trị dài hạn, hơn là những cảm xúc thỏa mãn “mì ăn liền” hời hợt.

Đâu đó trong cuộc sống bạn sẽ bắt gặp những công việc bình thường, nhưng được đưa vào bàn tay của một người vận dụng khóe lóe sự chú ý nó sẽ trở thành một tác phẩm nghệ thuật.

Cuối cùng, hãy học hỏi, tìm kiếm, xây dựng những giá trị cho riêng bạn, và tận hưởng những ngày tết vui vẻ.

Phương.

Câu Chuyện
Xã hội như một hệ thống tự hành
Làm sao để thoát khỏi lối mòn nhàm chán
Mục đích của cuộc đời
Dấu hiệu nhận biết mục đích cuộc đời
Thiết lập hệ thống nhiệm vụ
Giá trị trụ cột của cuộc sống